Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 1)

2.6/5 - (14 bình chọn)

Nhiều rất nhiều bạn đặt câu hỏi đến Thủy Sinh Xanh rằng muốn tự mình setup một bể thủy sinh nho nhỏ nhưng thật sự không biết nên bắt đầu từ đâu. Bài viết này Thủy Sinh Xanh hướng dẫn nhập môn cho người mới chơi, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn đến với thú vui giải trí lành mạnh này.​

Bể thủy sinh có nhiều kiểu, nhiều phong cách và cách chơi. Khi có đam mê các bạn sẽ tìm hiểu dần dần. Nên nhớ là mình setup hồ cho chính mình ngắm hằng ngày nên mình thấy đẹp là quan trọng nhất. Thêm nữa là cái sự hoàn hảo nó luôn hiện diện, ngay cả trong những hồ đầu tay các bạn làm, đừng cố gắng cover lại những mẫu bể khó trong quá trình làm lần đầu vì thực sự lúc đó các bạn chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm để thực hiện.

1. Đầu tiên bạn phải biết được mình thích hồ thủy sinh phong cách gì?

– Như mình đã nói ở trên, hồ thủy sinh rất đa dạng, bạn có thể tìm kiếm trên google để xem một số ý tưởng cho bể cá định làm. Một số bạn thích hồ bonsai đơn giản, một số khác lại thích chơi rêu, ráy, dương xĩ, hồ cây phong cách Hà Lan, một số khác lại thích chơi lũa, đá…

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 1) 2
Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh

– Khi đã nắm bắt được ý tưởng muốn làm rồi các bạn có thể đến với bước 2

2. Bắt đầu tìm mua hay tự dán hồ kính

Kích thước hồ thủy sinh phụ thuộc vào:

– Không gian trong nhà bạn (nên chọn nơi để hồ có nhiều người quan sát, chiêm ngưỡng, chổ chính bạn thấy và chăm sóc hằng ngày, nếu nhà có trẻ em thì cũng nên suy xét kĩ, né những nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp để tránh rêu hại)

– Số tiền bạn có thể dành làm hồ

– Một số bạn chơi phong thủy, họ quan tâm đến size hồ

– Các bạn nên dán decal đen hoặc trắng ở mặt sau hồ để tạo chiều sâu, nhưng 1 số trường hợp muốn cho mọi người xem hết 4 mặt hồ thì không cần dán.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Các kích cỡ bể

Một số gợi ý về kích cỡ hồ thủy sinh:

Hồ chơi thủy sinh thường không có giằng hồ, không có thủy mài, được mài cạnh bằng vi tính, dán dấu keo rất thẫm mĩ. Một số kích cỡ bể thông dụng hiện giờ khi làm bể:

– Hồ cubic 20 , cubic 30 ( bể cubic thì chiều dài – rộng – cao đều bằng nhau) tổng quan đẹp, dễ chơi. Có thể dán bằng kính 5 li hay 8 li, nếu chơi nhiều đá thì nên làm kính 8li. Kính thường là đủ đẹp, ai thích thì có thể lên kính siêu trong, sẽ mắc hơn chút.

– Hồ 50(d) – 30 (r) – 30 (c): đẹp, cân đối, dán bằng kính 5 li là đủ

– Hồ chuẩn size của hãng ADA: 60 (d) – 30 (r) – 36 (c): đẹp, cân đối, kính 5 lit là ok, chơi đá hay muốn chắc chắn thì 8 li

– Hồ thông dụng 60 – 40 – 40 (D-R-C): đẹp, chiều sâu và cao tốt, gần 100 lít nước nên dễ tính toán phân nền, phân nước, các bạn mới nên chơi hồ size 60 vì nó thông dụng, dễ đồ mới cũng như đồ thanh lý và cũng dễ thanh lý khi chán. Nên chơi kính 8li.

– Hồ 80 -40 – 40 (D-R-C): cũng tạm được nhưng size này khó kiếm đèn, nên né size này ra nếu có thể

– Hồ 90-40-40 (D-R-C) : khá đẹp, dễ mua đồ, kính 8 li hoặc 10 li

– Hồ 90-45-45 (D-R-C) : đẹp, cân đối, nên chơi hồ này, kính 10li cho yên tâm.

– Hồ 100-50-50 (D-R-C) : tạm được nhưng size đèn hơi khó mua.

– Hồ 1m2-50-50 (D-R-C): đẹp, dễ mua đồ, nên làm full 12li.

– Hồ 1m5-60-60 trở lên (D-R-C): đẹp, nhưng người mới không nên chơi hồ size lớn hơn 1m2

Note: (D-R-C) là Chiều Dài – Chiều Rộng – Chiều Cao

Tổng kết lại tùy sở thích và nhiều yếu tố, nhưng nên chơi 3 size như sau: 60 40 40 full kính 8li, 90 45 45 full kính 10 li, và 1m2 50 50 full 12 li. Hồ không giằng, mài vi tính, dán dấu keo. Size nhỏ hơn 60 thường chơi dễ chán, quản lý nước hơi khó, to hơn 1m2 thì tốn quá nhiều chi phí và khó chơi cho người mới. Nếu kinh phí cho phép thì bạn có thể dán bằng kính siêu trong 1 mặt trước, hoặc 3 mặt, (4 và 5 mặt siêu trong thật sự không cần thiết.)

3. Chân bể, tủ gỗ:

Sau khi bạn xác địch hoặc đã mua được hồ thì cần phải mua thêm chân sắt cho hồ. Sau đây là 1 số lựa chọn:

– Chân sắt 4, rẻ và chắc chắn nhưng không che được lọc, co2 và những dụng cụ khác.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Chân sắt cho bể cá

– Chân sắt ốp gỗ cao su bên ngoài

– Chân sắt ốp sắt hay alu giả gỗ.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Mẫu tủ ốp gỗ

– Tủ gỗ ván ép: nên chơi với hồ kính thước từ 1m2 trở lại, chọn loại ván ép chống nước

– tủ gỗ cao su, các loại gỗ khác, riêng size 90 hay 1m2 trở lên thì nên có chân sắt bên trong tủ gỗ

– Chân sắt 2, 3 tầng cho anh em chơi nhiều hồ

Lưu ý: chiều cao chân sắt, tủ gỗ thông dụng là 70 đến 80cm, trừ những trường hợp đặc biệt

4. Hệ thống lọc nước:

 Bể thủy sinh đẹp là bể ổn định, nước trong vắt, cây cá khỏe mạnh. Hệ thống lọc của bạn đảm nhận công việc đó.

Lọc hồ thủy sinh có những loại cơ bản sau:

– Lọc treo trên thành hồ: dành cho bể nhỏ dưới 60 cm, gọn nhẹ

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Mẫu lọc treo

– Lọc vách trong bể, loại lọc này rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhưng nó lại chiếm mất 1 phần diện tích hồ, gây thiếu thãm mĩ

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Lọc vách sau lưng bể

– Lọc thùng ngoài: lọc này hiệu quả, thẩm mĩ và được ưa chuộng nhất, giá của nó cũng tùy theo hãng sản xuất hay hàng tự chế của Việt Nam, lọc thùng chính hãng của Đức như Eheim hay JBL có giá từ 2 triệu đến 7 8 triệu 1 cái (chất lượng cao, tiết kiệm điện), lọc thùng hãng của TQ như Atman, Jebo có giá từ 500k đến 2 triệu (chất lượng tốt). Một sự chọn lựa không tồi là lọc chế từ ống nhựa của anh em VN, lọc này được anh HOVATEN ở HN chế ra đầu tiên nên được gọi là lọc hvt. Giá của lọc này thưởng rẻ hơn các sản phẩm chính hãng. ở HCM các bạn có thể mua lọc hvt Van Vu, lọc hvt gấu bố vĩ đại, hvt khanh BQ, hvt Cat Phong… Ngoài ra anh em VN còn chế lọc thùng inox theo kiểu ADA, rất đẹp nhưng giá cao (cỡ 2-4 triệu)

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z, setup bể thủy sinh
Lọc thùng ngoài

– Khi mua lọc các bạn sẽ được shop hướng dẫn kĩ hơn cách sử dụng (đa số khá đơn giản), mình chỉ xin nói về lưu lượng máy bơm lọc và cách xếp vật liệu lọc như sau: bạn nên chọn máy bơm của lọc với liều lượng x3 hay x5 lần số lít trong hồ của bạn. Ví dụ hồ 100 lít nước bạn nên chọn máy bơm cỡ 500 đến 800 lít / giờ (nhớ là con số trên lọc TQ có thể chưa chính xác, bạn phải trừ hao). Trong lọc, bạn để bông lọc ở gần nước từ hồ vào, rồi đến bùi nhùi (không có cũng được), rồi đến nham thạch hay sứ lọc, matrix…). Nên để 50% bông lọc và 50% còn lại là sứ hay matrix…

– Vật liệu lọc cao cấp và mắc tiền bao gồm matrix, eheim subtract pro, bio ring…., tuy nhiên sứ lọc TQ, nham thạch đen, đá nham thạch trắng cũng rất hiệu quả.

– Note: hệ thống lọc này phải luôn chạy 24/24 nhé.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Thủy Sinh Xanh
Logo
Enable registration in settings - general