Đối với những người mới chơi việc lựa chọn các loại cây dành cho bể thủy sinh là vô cùng quan trọng. Nên lựa chọn những cây thủy sinh dễ sống, dễ trồng, độ khó thấp.
Ở bài viết này Thủy Sinh Xanh sẽ giới thiệu các loại cây Thủy Sinh hay được sử dụng, để các bạn có thể hiểu được rõ hơn về mỗi loại cây trồng được tốt hơn. Giảm thiểu rủi ro trồng cây dễ chết do không biết cách chăm sóc dẫn đến chán nản khi chơi thủy sinh.
Nội dung chính
Trân châu ngọc trai (Micranthemum sp)
Trân châu ngọc trai là một cây thủy sinh được phổ biến rộng rãi khoản 1-2 năm nay. Trân châu ngọc trai thường được trồng khu vực tiền cảnh, hay thấy ở hồ thủy sinh theo phong cách iwagumi, rất được dân chơi thủy sinh ưa chuộng do vẻ đẹp của nó, cũng như độ khó của cây không cao, khá dễ trồng, phát triển tương đối nhanh khi đã bén rễ
- Tên khoa học: Micranthemum sp.
- Đặc điểm: thân đốt.
- Nhiệt độ: 22 – 28 độ C
- PH: 5.0 – 7.0
- Trồng cạn: có thể
- Ánh sáng : trung bình, mạnh.
- Tốc độ tăng trưởng: trung bình
- Độ khó: trung bình.
- Bố trí: trồng ở tiền cảnh, sau 1 thời gian sẽ bò lan thành thảm xanh mướt.
Trân châu ngọc trai là loài cây không quá khó để trồng nếu yêu cầu cơ bản của cây được đáp ứng: cường độ ánh sáng và CO2 trung bình, chế độ bón phân trong đó có nitrate, phosphate, kali và các vi chất dinh dưỡng bổ sung. Nếu điều kiện phù hợp của cây và cường độ ánh sáng cao, cây sẽ bò rất nhanh và lá cây mập mạp, xanh tươi.
Cây Hồng Liễu (Ammannia gracilis)
Cây Hồng Liễu lần đầu tiên được giới thiệu trong giới thủy sinh bởi P.J. Bussink, người mang cây từ Liberia về. Cây sống trong các đầm lầy tại Tây Phi. Bởi vì vẻ đẹp của nó và không yêu cầu nhiều cho quá trình phát triển, Ammannia gracilis là cây phổ biến nhất so với các cây khác trong cùng chi.
- Vị trí: hậu cảnh, trung cảnh
- Màu sắc: đỏ hồng
- Mức độ: dễ trồng
- Tăng trưởng: rất nhanh
- Nhu cầu ánh sáng: Cao
- Loại: cắt cắm
- Chiều cao trong hồ: cao đụng mặt nước hồ
- Trồng cạn: có thể
- Độ khó : trung bình
- Nhiệt độ: 18-28 độ
- Cấu trúc cây : thân dài
- Chiều cao : 30-80 cm
- Chiều rộng : 5-10 cm
Cây thủy sinh Hồng liễu – Ammannia gracilis là loài cây có yêu cầu vừa phải, và sẽ không thể hiện hết tiềm năng của nó nếu các yêu cầu đó không được đáp ứng. Ánh sáng từ trung bình đến mạnh(2-3W cho mỗi gallon hoặc nhiều hơn), CO2 phải ổn định ở mức 25-30 ppm. Cây này thích nước hơi acid. và nước mềm (KH 4-6, GH 6-8), mặc dù nó thích nghi với các loại nước ở các môi trường khác nhau. Các chất dinh dưỡng chính như Nitrate (5-20 ppm) abd Phosphate (1-2 ppm) phải cao để đạt được kết quả tốt nhất. Sắt với các chất dinh dưỡng cũng nên nên ở mức độ cao. Nếu không đủ sắt trong nước thì lá sẽ nhạt đi. Điều kiện tốt sẽ cho cây lớn hơn và lá ít đỏ hơn. Nếu Nitrate đủ cao, cây thậm chí có thể trở nên xanh. Nitrate thấp kết hợp với Phosphate và các mức độ chất vi lượng sẽ thúc đẩy màu sắc có cường độ cao nhất.
Cây lớn và nhiều màu sắc này khi gặp điều kiện môi trường phát triển tốt sẽ phát triển nhanh và mọc hướng lên mặt nước. Cắt tỉa phần ngọn và trồng lại những phần ngọn khỏe mạnh. Nhân giống được thực hiện bằng cách loại bỏ các cành bên từ cây chính bằng kéo.
Cây thủy sinh Hồng liễu với kích thước khi phát triển hoàn chỉnh sẽ rất phù hợp với vị trí trung cảnh hoặc hậu cảnh của hồ lớn hơn 20 gallon (76 lít). Cây có thể làm nổi bật thêm màu sắc của các hồ trong mọi bố cục. Cây được sử dụng nhiều trong các hồ có phong cách Hà Lan và thường được dùng để tạo sự tương phản với các cây có sắc màu xanh.
Vảy ốc xanh (Rotala sp. ‘Green’)
Vảy ốc xanh bò lá nước (Rotala sp. ‘Green’) là cây thủy sinh trung hậu cảnh đẹp dễ trồng cho hồ thủy sinh.
- Ánh sáng: Mạnh
- Nhiệt độ: 18-30 °C
- Dinh dưỡng: Cao
- PH: 5.0 – 8.0
- Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
- Chăm sóc: Dễ
- Vảy ốc xanh bò lá nước (20-50cm)
Vảy ốc xanh tên tiếng Anh là Rotala Rotundifolia Green (Rotala sp. ‘Green’) thuộc họ Lythraceae có nguồn gốc từ châu Á. Vảy ốc xanh thường xuyên được sử dụng trong các bố cục bể thủy sinh trên toàn thế giới cũng như rất đắc hàng ở Việt Nam. Chúng phổ biến rộng rãi bởi sự dễ trồng, khả năng chịu đựng được biên độ nhiệt độ rộng 18-30 °C và không yêu cầu gắt gao về độ cứng cũng như pH của nước.
Vảy ốc xanh có tốc độ phát triển nhanh nên khi được trồng trong bể cá cảnh, chúng nhanh chóng cân bằng môi trường nước tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại cá cảnh thủy sinh và tép cảnh. Vảy ốc xanh có chiều cao 20-50cm, tán rộng 3cm, tốc độ phát triển nhanh nên thường được trồng ở vị trí trung hậu cảnh trong hồ thủy sinh.
Có thể nói vẩy ốc xanh rất dễ tính, chúng có thể chấp nhận những phạm vi rộng của những thông số nước, không có bất kì sự đòi hỏi nào về độ pH, nước cứng hay mềm…mặc dù có thể thích nghi tốt với nhiều mức nhiệt độ khác nhau nhưng nhiệt độ cao sẽ giúp loài này phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, vẩy ốc xanh khá khắt khe trong vấn đền dinh dưỡng, đặc biệt là chất dinh dưỡng có trong nước, nó cần phải được bổ sung nitrat và sắt thường xuyên nếu thiếu 2 chất trên, kích thước lá sẽ giảm, cây còi cọc hay thậm chí nặng hơn là chết.Cỏ Nhật (Blyxa japonica)
Cỏ Nhật (Blyxa japonica)
Cỏ nhật là cây thủy sinh thường được tìm thấy vùng ứ đọng, bể cạn và đầm lầy cũng như các dòng suối chảy chậm, và giàu chất sắt trong các nhiệt đới phía đông của châu Á.
- Tên khoa học: Blyxa japonica
- Đặc điểm: thân đốt.
- Nhiệt độ: 22 – 28 độ C
- PH: 5.0 – 7.0
- Trồng cạn: không thể
- Ánh sáng : trung bình, mạnh.
- Tốc độ tăng trưởng: trung bình
- Độ khó: trung bình.
- Xuất xứ: châu Á.
- Bố trí: Thường bố trí ở tiền cảnh , trung cảnh và có thể ở cả hậu cảnh.
Cây cũng có thể được tìm thấy trong các môi trường sống nhân tạo (như cánh đồng lúa). cây đã trở thành một cây chủ yếu trong thú chơi thủy sinh. Cây được dễ dàng kiếm được từ các nhà bán lẻ hoặc thông qua giao dịch.
Cỏ nhật là loại cây không quá khó để trồng nếu yêu cầu cơ bản của cây được đáp ứng: cường ánh sáng 2-4 watt cho mỗi gallon, CO2, và một chế độ bón phân trong đó có nitrate, phosphate, kali và các vi chất dinh dưỡng bổ sung. Nếu đáp ứng đủ điều kiện cho cây (ánh sáng là cường độ cao), lá của cỏ nhật sẽ phát triển các tông màu vàng và đỏ,các cây sẽ tăng trưởng nhỏ gọn hơn. Nếu cây không nhận đủ ánh sáng sẽ ngày càng trở nên cao hơn, còi cọc và xanh hơn. Cây có một hệ thống gốc ấn tượng và rất cần các chất dinh dưỡng. Nếu cphosphate được giữ cao (1-2 ppm), loài này sẽ liên tục ra hoa nhỏ màu trắng trên thân dài và mỏng.
Kết thúc phần 1 về các loại cây thủy sinh.Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi