Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2)

1.7/5 - (4 bình chọn)

Thủy sinh tiếp tục giới thiệu đến với các bạn phần tiếp theo của “Hướng dẫn setup bể thủy sinh cho người mới tập chơi”

Đèn dành cho bể thủy sinh

Ánh sáng cực kì quan trọng trong hồ thủy sinh. Kiến thức và thông tin về ánh sáng về đèn rất sâu rộng nên Thủy Sinh Xanh Chỉ nói đến những điều cơ bản nhất.

Đèn cho bể thủy sinh thông dụng gồm: đèn huỳnh quang T8 (như bóng điện quang), T5 (nhỏ hơn chút và sáng hơn), đèn LED (sáng, tiết kiệm điện, mát), đèn cao áp metal v.v.. Bạn có thể mua những đèn thông dụng này ở các shop phụ kiện cá cảnh, thủy sinh và cửa hàng sẽ tư vấn cho bạn về loại đèn phù hợp dành cho size bể của bạn đang sở hữu. Những loại đèn thông dụng cho các bạn mới chơi: đèn T8 jebo chế, đèn odysea T5HO, đèn t5 Aquazonic, đèn Led Dee, Led Aquablue, Led Chirious và gần đây nhất mới có thêm đèn led của hãng T5HO.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 2
Mẫu đèn phổ thông Odysea T5ho

Có 1 điều về ánh sáng các bạn nên nhớ là: bạn càng dùng nhiều đèn, càng sáng thì hồ của bạn càng khó quản lý. Ví dụ: Một bể chơi rêu, dương xĩ, bạn cần 0,5 w cho 1 lít hay ít hơn, bể của bạn thường ít khi gặp vấn đề về rêu hại hay thiếu hụt dinh dưỡng . Nhưng nếu bạn chơi bể thủy sinh với lương ánh sáng 2wat / 1 lit thì bạn phải có nhiều kinh nghiệm quản lý nước, co2, rêu hại…

Thời gian chiếu sáng: thường là từ 8 tiếng đến 10 tiếng trong một ngày. Nên để đèn liên tục phỏng theo ánh sáng tự nhiên, tuy nhiên bạn vẫn có thể chia ra ngắt quãng như sau: sáng từ 8 đến 12h, tắt đèn từ 12h đến 4h, bặt tiếp từ 4h đến8h tối (phụ thuộc vào thời gian bạn ngắm hồ)

Các bạn có thể gác đèn cao hơn mặt nước từ 10cm-30cm tùy từng loại đèn, cây cối trong bể của bạn. Nếu chơi ráy, dương xỉ, rêu thì có thể để đèn cao lên tránh trường hợp ở sát trên cao bị hỏng do sát đèn.

Phân nền loại gì ?

Phân nền cũng đặc biệt quan trọng trong hồ thủy sinh. Hồ bạn có đẹp, nước có trong và ổn định, cây cối cá tép có khỏe không đều là do phần lớn nhiệm vụ của phân nền. Phân nền có nhiệm vụ làm ổn định hệ vi sinh, ổn định nước, các chỉ số dinh dưỡng, pH, kH, gH, tds… cũng do nền quyết định là chủ yếu. Phân nền thủy sinh có 2 loại:

–  Phân nền trộn loại này thường giàu dinh dưỡng, rẻ tiền nhưng lại khó set hồ vì nó bẩn, nếu làm không kĩ sẽ bị xì lên gây đục hồ. Nền trộn phải được phủ ở trên 1 lớp sỏi dày 3 cm trở lên. Dinh dưỡng nền trộn cũng nhiều nên khó quản lý hơn. Các bạn có thể tự trộn theo công thức có sẵn trên mạng internet nhưng các bạn cần kinh nghiệm. Đơn giản nhất là mua từ những bạn trộn sẵn như phân nền của Phương Nuphar, Lý Vũ…Loại nền này thường không cần lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy. Khi mua các bạn sẽ được người bán tư vấn liều lượng và cách sử dụng.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 3
Phân nền nhật bản ADA

– Nền công nghiệp: loại này phù hợp với người mới vì set hồ dễ, sạch sẽ, không sợ bị xì (nếu không lót cốt nền ở dưới). Tuy nhiên giá cao hơn nền trộn. Nền công nghiệp chất lượng bao gồm ADA , Gex xanh, đỏ , Control Soil, Oliver Knot.. (nền nhập khẩu.

Tuổi thọ trong bình của những nền trộn hoặc công nghiệp chất lượng lên đến trên dưới 3 năm nếu các bạn sử dụng hợp lý. Tuy nhiên nền công nghiệp các bạn có thể thanh lý khi lật hồ, còn nền trộn thì hầu như chỉ có thể vứt đi.

Bộ cung cấp khí Co2

Cây thủy sinh cần Carbon trong khí C để quang hợp, lượng Carbon có sẵn trong nước chưa thật sự đủ cho cây nên người chơi thường cung cấp khí Co2 vào hổ thủy sinh. Một số dung dịch cung cấp Co2 cũng có tác dụng it nhiều nhưng mình nghĩ hiệu quả của bình nén co2 sẽ rõ ràng hơn.

Co2 rất cần thiết cho bể thủy sinh để cây cối có thể phát triển được tốt hơn. Bình khí nén Co2 không hề nguy hiểm nếu bạn sử dụng đúng (không mua bình quá cũ, rỉ sét, không để trong phòng kín, phòng ngủ…)

Bình co2 có nhiều loại, loại thông dụng và rẻ tiền nhất vẫn là bình sắt loại 1,2,3 ,5,10kg (tức là chứa được 1,2,3 hay 5, 10 kg co2 nén), bình co2 2 kg thường dùng được 1 đến 3 4 tháng và khi đi bơm lại mất cỡ 50k. Ngoài ra còn có loại bình bằng nhôm, hợp kim với giá t thành cao hơn.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 4
Bình Co2 kèm van điện

Các bạn có thể tự chế co2 bằng bột mì hay chất hóa học nhưng mình thật long khuyên rằng không nên.

Khi mua bình co2, các bạn phải mua thêm bộ đếm giọt, dây dẫn và bộ trộn co2 (nên dùng bộ trộn ngoài hồ sẽ hiệu quả hơn). Có thể dùng van điện để chỉnh tự ngắt co2 khi đèn tắt, hoặc đơn giản là để co2 24/24 cũng không sao.

Tùy số lít trong hồ và loại cây bạn có thể cung cấp mấy giọt co2 trong 1 giây. Hồ rêu thường chỉ cần 1,2 giọt /giây. Hồ cây thì nhiều hơn. Các bạn cân thận vì quá nhiều co2 trong nước sẽ gây chết cá tép.

Lũa, đá, bố cục hồ thủy sinh

Sau khi lo xong vụ phân nền, các bạn nên nghĩ đến bố cục trong hồ. Các bạn có thể set hồ bằng lũa (những nhánh cây, gỗ chết mình cho vào để tạo bố cục ), hoặc đá (bố cục núi), hoặc kết hợp lũa đá, phong cách bonsai, phong cách hồ Hà Lan (chuyên chơi cây cắt cắm)…

Những loại lũa thông dụng gồm: Linh sam, đỗ quyên, trà rừng, red wood… với giá thành khác nhau. Khi mua lũa về bạn nên xử lý kĩ bằng cách ngâm nước vài tuần, hoặc luộc 1 2 lần, ngâm muối… để lũa chìm, không ra màu và bị mốc.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 5
Lũa đỗ quyên
Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 6
Lũa linh sam

Đá thủy sinh thông dụng gồm đá tiger, tai mèo, kẹp kem, trầm tích, đá Phan Thiết, đá đen Gia Lai…

Lũa đá đều được bán rộng rãi ở các shop thủy sinh.

Về bố cục mình nghĩ các bạn phải tự tìm hiểu và set hồ dần dần, bạn sẽ cảm nhận được thú vui này qua những hồ mình từng làm.

Rêu, dương xĩ, ráy, bucep, và cây thủy sinh

Đi kèm với bố cục là rất nhiều loại cây thủy sinh. Mình tạm chia thành 2 loại:

– Loại chịu ít sáng như rêu, dương xĩ, ráy: phù hợp với hồ ánh sáng vừa (từ 0,5 wat / 1 lít nước trở xuống), nước mát chút và dinh dưỡng trong nước không cần quá nhiều, co2 vừa phải.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 7
Ráy nana

–Một loại cây đòi hỏi ánh sáng cao, dinh dưỡng mạnh, co2 đủ như cây cắt cắm , bucep v.v…..

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 8
Cây thủy sinh Bucephalandra

Timer dành cho bể thủy sinh

Một vật dụng cần thiết cho người chơi thủy sinh, dùng để cài đặt thời gian tự bật tắt đèn,co2…Giá timer cơ cỡ 85-100k, còn timer điện tử từ 140-200k. Các bạn newbie nên dùng cái này để giúp hồ nhanh ổn định hơn.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 9
Thiết bị hẹn giờ cho bể cá

Quạt / chiller làm mát cho bể

Nếu ở những thành phố có thời tiết nóng thì bạn nên mua thêm quạt nhỏ cho hồ thủy sinh (giá rẽ 100-200k), hoặc nếu có điều kiện tài chính thì có thể mua máy làm lạnh nước chiller giá từ 2tr5 đến 6 triệu tùy loại.

Chăm sóc hồ / thay nước / rêu hại / bệnh của cá

– Một hồ thủy sinh đẹp phải được chăm sóc hầu như hằng ngày. Các bạn cố tập thói quen dành ra 5-10 phút hằng ngày ngắm hồ, chăm sóc hồ. Nếu bận rộn bạn nên chọn bố cục hồ rêu, dương xĩ để chơi, đỡ thời gian chăm sóc hơn hồ chơi cây cắt cắm.

– Thay nước là 1 phần không thể thiếu trong việc chăm sóc 1 hồ đẹp, 1 hồ mới set thường phải thay nước hàng ngày 30%, đến tuần thứ 2 các bạn thay nước 3 lần, mỗi lần 30% nước, tuần thứ 3 thì thay 2 lần, 30%, và qua tuần thứ 4 trở đi các bạn chỉ cần thay 30% nước 1 lần trong tuần. Đừng thay nước quá nhiều gây chết và thiếu hụt hệ vi sinh của lọc, dinh dưỡng cũng sẽ mất cân bằng nếu bạn luôn thay nước 50% của bể nguy cơ dẫn đến cá, tép bị sốc nước chết. Mỗi khi thay nước các bạn nhớ dùng dung dịch khủ chlo nhé, rất quan trọng.

– Nhớ không thay nước trong cùng ngày vệ sinh lọc nhé.

– Rêu hại là kẻ thủ của thủy sinh, 1 hồ thủy sinh ổn định, cây cối cá tép khỏe mạnh thì thường không hoặc ít bị rêu hại. Khi rêu hại phát triển trong hồ của bạn (thường là trong tháng đầu) là vì hồ bạn chưa ổn định, lượng co2 chưa đủ hoặc dinh dưỡng chưa cân bằng. Cách trị rêu hại từng loại mình sẽ có bài viết nói rõ sau.

– Bệnh của cá: các loại cá nuôi trong hồ thủy sinh rất dễ bị nấm và chết cả đàn nếu bạn thả cá khi hồ chưa ổn định (thường là nên thả cá sau 1 tháng sau khi set hồ). Thuốc trị nấm, bệnh cá và cách dùng các bạn có thể nghiên cứu thêm trên google nhé.

Những item khác: twinstars, sục oxi, lọc bio, lọc váng, nhiệt kế…

Bộ ức chế rêu hại twinstars: có hiệu quả nhưng không đáng kể (hiệu quả rõ rất khi dùng ngay khi hồ vừa set), cảm nhận cá nhân là không đáng tiền mua, các bạn có thể thử và trải nghiệm nếu muốn.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 12
Bộ ức chế rêu hại

Sủi oxi và lọc bio: nên dùng cho hồ chuyên chơi tép

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 13
Sủi oxi cho bể cá

Lọc váng: 1 số hồ bị 1 lớp dầu váng lên mặt hồ, lọc váng này sẽ trị được vấn đề đó.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 14
Lọc váng cho bể thủy sinh

Nhiệt kế: có nhiều loại, nếu bạn cần biết thông tin nhiệt độ hồ thì nên mua, cũng rẽ tiền.

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A đến Z (Phần 2) 15
Nhiệt kế cho hồ thủy sinh

Như vậy là Thủy Sinh Xanh đã hoàn tất giới thiệu đến với các bạn những điều cần thiết để triển khai làm bể thủy sinh từ A-Z.Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Thủy Sinh Xanh
Logo
Enable registration in settings - general