Tầm Ảnh Hưởng Của Dòng Chảy Trong Hồ Thủy Sinh

Rate this post

Trong bài viết này thủy sinh xanh muốn chia sẽ những điều quan trọng khi mới bắt đầu chơi thủy sinh đó là dòng chảy, tốc độ dòng chảy trong Hồ thủy sinh.Những điều này thường bị người mới chơi không biết và điều này sẽ mang lại nhiều hậu quả không lường được sau này.

Dòng chảy và công xuất của lọc

Dòng chảy quá yếu & dòng chảy không đúng hướng: công suất của máy bơm quá yếu, hoặc lọc ngoài của bạn không vệ sinh định kỳ làm cho dòng chảy yếu dần, hoặc khi kết hợp với bộ trộn co2 làm cho yếu dòng chảy. Luồng nước thúc đẩy O2, Co2, vi sinh & dinh dưỡng để nuôi động thực vật trong bể. Do vậy, khi dòng chảy trong bể không đến được một số nơi trong bể thì khu vực đó sẽ bị nước tù. Một số cây trải thảm như Trân Châu Nhật Ngọc trai, Cuba … thường bị mọc ngóc đầu dù ánh sáng đủ, vì chúng đang  phải đi tìm lượng Co2 và dinh dưỡng không được đưa đến tầng đáy. Một số cây khác thường hay bị rữa lá và chết, ví dụ như: cây bucep khi bạn trồng ở nơi dòng chảy yếu không đến được. Một số vị trí hồ cũng dễ bị rêu hại vì thiếu dòng chảy và o2, điển hình là loại rêu nhớt xanh.

Dòng chảy quá mạnh: khi bạn dùng lọc công suất quá mạnh so với hồ, điều này cũng gây tác hại cho cá tép và cây thủy sinh. Cá tép sẽ nhanh chết vì phải chịu lực dòng chảy quá mạnh hàng ngày. Cây thủy sinh, ví dụ như: rong thủy sinh, cây thân đốt đều không ưa dòng chảy quá mạnh. Trong quá trình khi chơi thủy sinh thì mình phát hiện ra một số rêu hại rất thích dòng chảy mạnh và sẽ tận dụng lúc cây mới trồng trong bể để bùng phát, ví dụ như là rêu chùm đen.

Tầm Ảnh Hưởng Của Dòng Chảy Trong Hồ Thủy Sinh 2

Kinh nghiệm chia sẻ:

Tầm Ảnh Hưởng Của Dòng Chảy Trong Hồ Thủy Sinh 3

– Nên chọn lọc một cách hợp lý vì nó là vô cùng quan trọng cho sự ổn định của hồ thủy sinh sau này. Các bạn phải quan tâm đến lưu lượng nước của máy bơm trong lọc, có thể chọn lọc có lượng nước gấp ba lần tổng thể tích của hồ. VD: hồ 100 lít nước thì cần lọc 300lit / giờ.

– Nên mua lọc mạnh hơn khi kết hợp với bộ trộn Co2 để tránh bị giảm công suất của lọc.

– Nên vệ sinh lọc và ống In Out theo định kỳ tránh để quá bẩn làm ảnh hưởng đến dòng chảy.

– Nên chọn loại lọc có thể tăng giảm dòng khi cần thiết tránh dẫn đến dòng chảy quá mạnh.

– Đối với những hồ lớn từ 90cm đổ lên nên dùng 2 lọc để đảm bảo dòng chảy, 2 lọc đó không cần quá mạnh. 1 lọc để đầu OUT ở hậu cảnh và 1 cái ở tiền cảnh hoặc tùy theo bố cục từng bể.

– Nếu trồng ráy, rêu, bucep, dương xỉ nên cần dòng mạnh hơn vì những  cây này thích và phát triển nhanh hơn trong bể có dòng chảy mạnh. Nhưng nếu bạn chủ yếu trồng cây cắt cắm phong cách Hà Lan, cây thân đốt thì nên để lọc vừa phải, chỉ đủ là được, ko yếu và không mạnh quá.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Thủy Sinh Xanh
Logo
Enable registration in settings - general