Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A – Z

3.9/5 - (60 bình chọn)

Rêu hại trong hồ cá thủy sinh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hồ cá.Nó là một trong những vấn đề mệt mỏi cho những người khi mới bắt đầu chơi thủy sinh. Rêu hại thủy sinh là gi?Các cách để biết rêu hại và xử lý rêu hại thủy sinh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm kinh nghiệm về rêu hại trong hồ cá thủy sinh.

Rêu hại trong hồ cá thủy sinh là một đề tài rất quen thuộc khi chơi thủy sinh hiện nay. Là người mới chơi thủy sinh hay dân chuyên nghiệp thì trước sau gì cũng gặp phải trường hợp rêu hại tấn công vào hồ cá thủy sinh. Vậy rêu hại là gì? Làm thế nào để nhận biết rêu hại trong bể thủy sinh và các cách phòng chống tiêu diệt nó ra sao? Thủy sinh xanh xin chia sẻ những kinh nghiệm để các bạn tham khảo và cùng nhau xử lý rêu hại thủy sinh nhằm bảo vệ, duy trì hồ thủy sinh của mình luôn xanh đẹp.

Rêu hại trong hồ thủy sinh là gì?

Rêu hại trong bể thủy sinh là một loài rêu tự phát trong bể ở một điều kiện nhất định. Chúng bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những loại rêu khác bạn trồng trong bể thủy sinh. Tốc độ phát triển của chúng khá nhanh và khả năng làm mất thẩm mỹ của bể cá thủy sinh, các loài rêu hại này có thể phá hỏng hết tất cả mọi thứ trong hồ thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng khi các bạn đã tìm hiểu đầy đủ những kinh nghiệm để xử lý chúng thì rêu hại trong bể thủy sinh không còn là vấn đề khó khăn gì nữa.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 2

Danh sách các loài rêu hại điển hình trong bể cá thủy sinh:

1. Rêu tóc, rêu chỉ – Hair/Thread Algae

2. Rêu đốm xanh -Green Spot (Choleochaete orbicularis)

3. Tảo nước xanh – Green Water (Euglaena)

4. Rêu bụi xanh – Green Dust Algae (GDA)

5. Rêu xoăn – Fuzz Algae

6. Rêu chùm – Cladophora

7. Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)

8. Rêu nhớt xanh – Blue Green (Cyanobacteria)

9. Rêu sừng hưu – Staghorn (Compsopogon sp.)

10. Rêu chùm đen – Black Brush/Beard (Rhodophyta)

Hãy cùng Thủy Sinh Xanh tìm hiểu từng loại rêu, nguyên nhân, cách tiêu diệt và phòng chống rêu hại như thế nào

Rêu tóc, rêu chỉ – Hair/Thread Algae

Rêu tóc, rêu chỉ là loại rêu hại có hình dáng như sợi nhỏ dài, chúng mọc xen lẫn giữa các rêu và cây thủy sinh khác trong hồ. Rêu tóc, rêu chỉ là loại rêu tương đối dễ trị nhất trong bể thủy sinh.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 3

Nguyên nhân xuất hiện rêu tóc:

Do dư thừa chất sắt trong bể thủy sinh | hàm lượng > 0.15 ppm, chủ yếu là do không có nhiều cây lá đỏ hấp thụ sắt trong bể.

Cách xử lý rêu tóc:

Giống như ở trên mình nói, rêu tóc là loài rêu hại rất dễ xử lý.

–          Xử lý bằng tay: Dùng nhíp hoặc lấy tay bốc rêu tóc ra càng nhiều càng tốt

–          Xử lý bằng cách thả cá: cá mún ,cá bình tích, cá moly, tép cảnh v.v … Các loài cá này rất thích ăn rêu tóc, một số người nuôi rêu hại loại này để làm thức ăn cho chúng.

–          Cân bằng lại chất dinh dưỡng trong hồ thủy sinh: N (10-20ppm), P (0.5-2ppm), K (10-20ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (1ppm).

–        Đảm bảo  thay 30% nước trong bể  mỗi tuần một lần để ngăn ngừa và hạn chế rêu tóc mọc.

Rêu đốm xanh – Green Spot (Choleochaete orbicularis)

Rêu đốm xanh rất dễ sinh ra và chúng hay bám trên mặt kính. Đây là loài rêu cực kỳ dễ trị, đa số dùng thủ công nhiều.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 4

Nguyên nhân xuất hiện rêu đốm xanh:

–          Hàm lượng phostphate (PO4) thấp – gần như chính xác là do lượng PO4 thấp hoặc cạn kiệt

Cách xử lý rêu đốm xanh:

–         Sử dụng dao cạo rêu : bạn nên mua dao cạo rêu dành cho thủy sinh, hoặc có thể dùng tấm nhựa mỏng có độ cứng và bén tương đối để cạo rêu đốm xanh này.

–          Châm thêm phostphate (PO4) đến hàm lượng 0.5 – 2.0 ppm

–          Sử dụng ốc ăn rêu: Bạn nên mua ốc Nerita, loài ốc này rất thích ăn rêu đốm xanh.

Tảo nước xanh – Green Water (Euglaena)

Khi bể thủy sinh tư dưng nước có màu xanh khắp cả bể thì đó là dấu hiện cảnh báo loài tảo nước xanh xuất hiện. Loài tảo này không có nguy hại gì cho cây và cá thủy sinh trong hồ của bạn, nhưng chúng lại gây mất thẩm mỹ trầm trọng ở bể. Vì vậy tảo nước xanh cũng liệt vào danh sách các loại rêu hại cần được xử lý.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 5

Nguyên nhân xuất hiện tảo nước xanh:

–          Tảo nước xanh thường xuất hiện ở một số hồ thủy sinh mới làm, do chưa cân bằng được dinh dưỡng và hệ vi sinh chưa được tốt.

–          Loài rêu hại này cũng xuất hiện khi bị ảnh hưởng bởi một vài loạii thuốc & hóa chất.

Cách xử lý tảo nước xanh:

–          Tắt đèn, dùng bạt hay tấm vải che kín hồ trong 5 ngày: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để tiêu diệt loài rêu hại này.

–          Lọc vi sinh: hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.

–          Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cá trong hồ (cách này rất hạn chế dùng khi đã thả cá trong bể)

–          Lọc bông: tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá loài rêu hại này.

–          Thay nước: Thay nước đều trong vòng 1-2 tuần. Phương pháp này đơn giản nhất để loại bỏ loại rêu hại này.

–          Rận nước: Nhiều người dùng rận nước để ăn tảo nước xanh, tuy nhiên phương pháp này không khuyến khích làm vì sẽ không kiểm soát được rận nước sinh sản trong bể.

Rêu bụi xanh – Green Dust Algae (GDA)

Rêu bụi xanh là các lớp màng bám bẩn trên kính, đá và lá cây thủy sinh. Rêu bụi xanh cũng thuộc loài rêu hại gây mất thẩm mỹ trong hồ thủy sinh.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 6

Nguyên nhân xuất hiện rêu bụi xanh:

–          Không chính xác, nhưng theo kinh nghiệm nhiều người thì hồ thủy sinh lâu quá không thay nước sẽ bị dơ và xuất hiện loại rêu hại này.

Cách xử lý rêu bụi xanh:

–         Sử dụng ốc ăn rêu như: ốc táo đỏ và ốc Nerita sẽ giúp bạn xử lý rêu bụi xanh

–          Sử dụng phương pháp thủ công: Dùng dao cạo rêu bằng inox hoặc có thể dùng miếng mút để chùi loài rêu hại này trên kính.

–          Thay nước đều 30% lượng nước trong bể mỗi tuần để hạn chế rêu hại này.

Rêu xoăn – Fuzz Algae

Rêu xoăn là loài rêu hại thường mọc ở các rìa lá cây, có dạng lông xoăn, chùm.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 7

Nguyên nhân xuất hiện rêu xoăn:

–          Mất cân bằng dinh dưỡng: nên đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh : N(10-20ppm), P (0.5-2ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (.1ppm).

–          Thiếu CO2 : nên đảm bảo hàm lượng CO2 là 20-30ppm, chú ý quá nhiều CO2 sẽ làm ảnh hưởng tới động vật nuôi trong bể thủy sinh.

Các xử lý rêu xoăn:

–          Dùy trì hàm lượng CO2 và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh

–          Sử dụng một số loài ăn rêu hại: Tép ăn rêu, cá mún, cá molly, cá bút chì và một vài loài cá plecos.

Rêu chùm – Cladophora

Rêu chùm có hình dáng gần giống rêu tóc, nhưng loài rêu hại này không phải là rêu tóc. Xử lý rêu chùm này khá vất vả.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 8

Nguyên nhân xuất hiện rêu chùm:

–          Nhiều người sử dụng cầu rêu (Moss Ball) để trang trí cho hồ thủy sinh, nhưng trong cầu rêu này lại mang mầm bệnh rêu chùm, vì vậy chúng xuất hiện và khó có thể tiêu diệt hết 100%.

Cách xử lý rêu chùm:

–          Xử lý thủ công: Dùng tay gỡ hoặc bàn chải để gỡ rêu hại này ra.

–          Sử dụng Oxy già: Dùng ống xi lanh bơm oxy già vào chỗ bị nhiễm rêu hại

–          Tép: Tép mồi có thể ăn rêu chùm.

Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)

Tảo nâu có màu nâu đậm & nhớt, chúng thường xuất hiện trên lá, đá và các vật cứng khác. Tảo nâu xuất hiện khi bể thủy sinh không có sự chăm sóc kỹ hoặc bị dư thừa dinh dưỡng trong quá trình châm thêm phân nước vào hồ.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 9

Nguyên nhân xuất hiện tảo nâu:

–          Dư dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu.

–          Hồ cá thủy sinh mới setup cũng hay gặp.

–          Sử dụng đèn không đúng hoặc chất lượng đèn kém do dùng lâu.

Cách xử lý tảo nâu:

–          Dùng động vật chuyên ăn rêu hại : cá otto, tép ăn rêu, ốc táo đỏ & ốc nirita.

–          Thay nước liên tục theo định kỳ.

–          Thay đèn hoặc bóng của máng đèn.

Rêu nhớt xanh – Blue Green (Cyanobacteria)

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 10

Rêu nhớt xanh là loài rêu rất dễ gặp trong bể thủy sinh. Loài rêu nhớt xanh này thực sự là một loại nhớt đầy vi khuẩn và dễ dàng phủ lên bề mặt mọi thứ trong bể cá thủy sinh. Vi khuẩn lam (Cyanobacteria, đã từng bị gọi sai là tảo lam) là một dạng vi khuẩn có khả năng quang hợp. Loại tảo lam có màu xanh, đen & tím, nhưng đặc biệt là nó có mùi như đất khi bị gỡ ra khỏi bể, chúng sẽ hấp thụ toàn bộ khí Ni tơ trong nước của bạn.

Nguyên nhân xuất hiện rêu nhớt xanh:

–          Hàm lượng Nitrates thấp

–          Giàu chất hữu cơ: thường thì do bị thức ăn dư thừa nhiều, đôi khi cá chết hoặc cây thối cũng gây ra tình trạng rêu nhớt xanh xuất hiện

–          Bóng đèn yếu – ánh sáng yếu hoặc bóng bị cũ

–          Hệ thống lọc nước chưa tốt, vi sinh chưa tốt chưa tiêu thụ hết chất hữu cơ trong hồ

Cách xử lý rêu nhớt xanh:

–          Tăng Nitrates lên hàm lượng 5ppm

–          Trồng nhiều cây phát triển nhanh

–          Tắt đèn – tảo lam sẻ chết

–          Thay nước đều và bớt lượng thức ăn dư thừa lại

Rêu sừng hươu – Staghorn (Compsopogon sp.)

Rêu sừng hươu là loài rêu xử lý tương đối dễ, nó có hình dáng mảnh và như sừng hươu. Rêu sừng hươu thường bám vào các lá cây hoặc thiết bị ở trong hồ thủy sinh.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 11

Nguyên nhân xuất hiện rêu sừng hưu:

–          Mất cân bằng dinh dưỡng

–          Ít CO2 trong hồ thủy sinh

Cách xử lý rêu sừng hưu:

–          Thủ công: gỡ bằng tay rêu hại sừng hưu

–          Thay nước đều

–          Tăng CO2

Rêu chùm đen – Black Brush/Beard (Rhodophyta)

Rêu chùm đen là loài rêu hại cực khó chịu nhất trong những loài rêu hại được liệt kê ở trên. Rêu chùm đen có những như đen, đỏ, xám, hoặc nâu, nó nhanh chóng phủ kín hết các viền cây và lan cả xuống nền của bể.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 12

Nguyên nhân xuất hiện rêu chùm đen:

–          Do pH thấp: thường thì do pH thấp sẽ xuất hiện rêu chùm đen, nếu quan sát kỹ thì khi rêu chùm đen xuất hiện cũng là lúc những con cá bình thường bắt đầu yếu đi và chết. Vì vậy kiểm tra pH thường xuyên cũng rất hữu ích.

–          Dư thừa chất N , P , Fe cũng xuất hiện rêu hại này. Nên cân đối dinh dưỡng trong bể N(10-20ppm) P(0.5-2ppm), K(10-20ppm), Ca(10-30ppm), Mg(2-5ppm) Fe(.1ppm)

Cách xử lý rêu chùm đen:

–          Tăng khí CO2 : kích thích sự phát triển cây thủy sinh, hấp thụ dinh dưỡng trong bể sẽ làm giảm đi nguồn sống của loài rêu hại chùm đen này

–          Bơm dung dịch oxy già thông qua xilanh trực tiếp vào rêu hại chùm đen

–          Bằng cách thủ công : gỡ bỏ bằng tay, đôi khi sử dụng biện pháp mạnh bằng cách cắt bỏ luôn phần bị rêu chùm

–          Thả cá bút chì , tép Yamato, tép ăn rêu hại rất có ích trong việc tiêu diệt rêu chùm đen

–          Thay nước  đều đặn liên tục 30% mực nước trong bể ( cách ngày từ 1 -2 ngày )

Lưu ý về rêu hại thủy sinh:

–          Hầu hết các loài rêu hại đều được xử lý bằng các loài hay ăn rêu như tép, ốc táo, ốc Nerita, cá bút chì, mún v.v…… vì vậy nếu có thể thì hãy làm phong phú các lòai động vật trong hồ thủy sinh bằng các loài ăn rêu hại đó.

Rêu Hại Trong Thủy Sinh Và Những Cách Phòng Chống Từ A - Z 13

–          Nếu muốn tránh tình trạng rêu hại xảy ra thì hãy thay nước đều đặn 30% bể mỗi tuần, có khi 2 lần 1 tuần sẽ giúp hồ cá thủy sinh của bạn tốt nhất.

–          Đừng tùy tiện sử dụng các thuốc diệt rêu hại, vì nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến thực vật và động vật trong bể thủy sinh của bạn.

1 Comment
  1. […] là loài cá ăn rêu hại tốt nhất khi nuôi trong bể thủy sinh. Như bạn đã biết, rêu hại là một dạng thực vật rất khó tiêu diệt, ngay cả khi chúng ta đã nhiều lần […]

Leave a reply

Thủy Sinh Xanh
Logo
Enable registration in settings - general